Hiện nay, nông sản của Việt Nam xuất khẩu khá nhiều nhưng đều ở dạng thô hoặc gắn nhãn mác của nước nhập khẩu nên giá trị thấp, sức cạnh tranh kém. Nguyên nhân là do việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm nông sản vẫn bị bỏ ngỏ...
Cuộc thi tìm kiếm logo thương hiệu gạo Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động đã có kết quả nhưng dự kiến đến tháng 7-2018 mới công bố vì đang làm thủ tục bảo hộ quốc tế, theo ông Lê Thanh Tùng, Trưởng văn phòng đại diện phía Nam của Cục Trồng trọt thuộc Bộ.
Doanh nghiệp cần gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu và công bố công khai điểm bán, rà soát hệ thống phân phối để người tiêu dùng biết, hiểu và tin dùng cũng như phân biệt được sản phẩm hàng hóa.
Để kết luận đây là áo thun giả hay áo thun xâm phạm nhãn hiệu cần phải giám định để xác định theo tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đã đăng ký về hàng may mặc
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết ngày 8-3-2018, có hiệu lực vào đầu năm 2019. Hiệp định này có nhiều yêu cầu chặt chẽ về nhiều lĩnh vực, trong đó có sở hữu trí tuệ (SHTT)...
Việc chậm trễ trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bị chiếm đoạt thương hiệu tại nước ngoài đang khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải lùi về sân nhà khi chưa kịp bước vào khai thác thị trường thế giới. Để khắc phục, bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý, tư vấn và giải quyết các tranh chấp, Cục Sở hữu trí tuệ khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình qua việc ứng dụng hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam luôn coi trọng việc bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác chống hàng giả, thực thi quyền SHTT vẫn gặp nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp, nhất là ở các địa bàn trọng điểm như TP Hồ Chí Minh
Vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề nóng hổi được toàn xã hội quan tâm. Thực trạng nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh trong nước.
Theo Thông tư 29 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 11/5/2018, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/thương hiệu để quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.